Microsoft đã lột xác như thế nào trong 5 năm qua?
Hoàng Giang
tháng 2 11, 2019
5 năm trước vào khoảng thời gian này, Satya Nadella lên làm CEO của Microsoft thay cho Steve Ballmer. Và 5 năm sau, Microsoft đã thành công ở gần như mọi khía cạnh, từ sản phẩm, dịch vụ cho đến cả giá cổ phiếu với mức tăng trưởng cực kì ấn tượng dưới thời Nadella. Nhưng không chỉ có vậy, vị CEO mới này còn thay đổi cả cách mà công ty thực hành văn hóa và cách công ty vận hành.
Giá cổ phiếu của Microsoft trong thời gian Nadella nắm quyền
Nadella xuất hiện trong bối cảnh thế giới công nghệ đang thay đổi. Khách hàng từ việc chỉ dùng 1 nhà cung cấp duy nhất - ví dụ như những ai xài Windows thì đều mua mọi thứ từ Microsoft, hay ở doanh nghiệp thì dùng mọi thứ của Oracle và IBM - sang sử dụng đa dạng nhiều nhà cung cấp khác nhau. Những sản phẩm nào tốt nhất đều được khách hàng mang về, họ sẽ tìm cách tích hợp những giải pháp đó với nhau để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình mà không phụ thuộc vào thương hiệu nhất định nào.
Trong các doanh nghiệp, "quyền lực" về IT cũng dịch chuyển từ các bộ phận lớn sang từng người dùng một, lớn hơn thì có các nhóm (team).
Nadella hiểu rõ tất cả những điều này, và ông cũng hiểu rằng việc dịch chuyển Microsoft để phù hợp với xu hướng mới không phải là điều dễ dàng. Nhưng từng chút một, ông đã xoay chuyển con thuyền Microsoft, chuyển dịch trọng tâm phát triển liên tục để kịp thị trường. Tất nhiên điều đó cũng khiến nhiều người không hài lòng và một số đợt sa thải đã diễn ra, lớn nhất là đợt năm 2017 khi nhiều nghìn người đã bị cho nghỉ việc. Các lãnh đạo lâu đời như COO Kevin Turner hay trưởng nhóm Windows Terry Myerson cũng rời công ty. Mọi thay đổi và tái cấu trúc đều có giá của nó.
Cũng nhờ vậy mà Microsoft từ một công ty cái gì cũng muốn ép người dùng xài sản phẩm của mình đã chuyển thành một công ty nhắm đến việc có mặt ở khắp mọi nơi, chỗ nào có người dùng thì chỗ đó Microsoft. Không còn những dịch vụ độc quyền cho Windows, không còn những ứng dụng chỉ có cho Windows, Microsoft làm ra nhiều app khác và sẵn sàng phân phối nó trên nhiều nền tảng như iOS, Android thậm chí là Linux. Miễn nền tảng nào có khách hàng thì Microsoft sẽ làm sản phẩm cho nó.
Ngay cả SQL Server, hệ cơ sở dữ liệu nổi tiếng của Microsoft và luôn "đi kèm" với Windows Server, giờ cũng có bản cho Linux và nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng nó. Amazon Web Services thậm chí còn có sẵn cấu hình máy ảo chạy Linux + SQL Server cho tiện việc khởi chạy. Đây là điều mà trước đây không ai nghĩ Microsoft có ngày sẽ thực hiện.
Rồi Microsoft còn làm cả những ứng dụng đa nền tảng như Visual Studio Code, app viết phần mềm được rất nhiều lập trình viên ưa thích bất kể là Win, Mac hay Linux. Họ làm nhiều hơn về công cụ nguồn mở, về những dịch vụ hỗ trợ, thứ mà Microsoft dưới thời Steve Ballmer hay Bill Gates chưa từng thực hiện.
Nadella thậm chí còn giúp Microsoft trở nên vững mạnh hơn nhờ đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh. Không chỉ Windows, giờ đây Microsoft còn bán Office 365, bán hệ thống doanh nghiệp, bán giải pháp cloud (Azure) và tất cả đều có mức tăng trưởng vượt bật trong các bác cáo tài chính. Ngay cả khi số lượng bản quyền Windows bán ra bị giảm đi thì Microsoft cũng không (quá) lo lắng bởi họ có doanh thu từ rất nhiều nơi khác nữa.
Nadella cũng sẵn sàng gạt bỏ những khác biệt và đấu đá với đối thủ. Salesforce là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp quản lý về sales và khách hàng, họ trước giờ kiện tụng với Microsoft rất nhiều và hai bên gần như cạch mặt nhau. Nhưng khi Nadella lên nắm quyền, ông đã xuất hiện tại Dreamforce, hội nghị khách hàng lớn của Salesforce. Đây là hành động cực kì mang tính biểu tượng khi mà cả hai công ty chẳng ưa nhau giờ lại kiếm cách hợp tác với nhau trên nhiều phương diện. Nadella cũng chấm dứt chiến tranh về mặt pháp lý giữa Microsoft với Google, Box và cả Apple.
Nadella từng chia sẻ rằng ông sẽ cạnh tranh rất quyết liệt, nhưng chỗ nào hợp tác được thì sẽ hợp tác. Miễn là khách hàng cần thứ đó thì Microsoft sẽ làm. Microsoft nhắm đến việc giải quyết những nỗi khó khăn của khách hàng, làm cho khách hàng hài lòng chứ không mù quáng đi cạnh tranh và cạch mặt hết mọi đối thủ. Văn hóa công ty của Microsoft cũng thay đổi theo hướng tương tự, lấy khách hàng làm trọng tâm.
Với khách hàng doanh nghiệp, đây là thứ rất quan trọng. Ở thời đại ngày nay, người ta kỳ vọng các nền tảng sẽ làm việc và nói chuyện được với nhau, có những API mở để tích hợp hệ thống. Họ kỳ vọng các nền tảng phải thân thiện với lập trình viên của mình để có thể tùy biến khi cần. Khi Nadella lên lãnh đạo Microsoft, tất cả những thứ này đã diễn ra, và đang diễn ra rất tốt.
Tính đến thời điểm hiện tại, Nadella đang làm cực tốt công việc của mình, và điều đó không chỉ phản ánh qua giá cổ phiếu của Microsoft mà còn qua các sản phẩm công ty đang cung cấp và cách mà khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp hay giới developer đang nhìn nhận về công ty.
Giá cổ phiếu của Microsoft trong thời gian Nadella nắm quyền
Nadella xuất hiện trong bối cảnh thế giới công nghệ đang thay đổi. Khách hàng từ việc chỉ dùng 1 nhà cung cấp duy nhất - ví dụ như những ai xài Windows thì đều mua mọi thứ từ Microsoft, hay ở doanh nghiệp thì dùng mọi thứ của Oracle và IBM - sang sử dụng đa dạng nhiều nhà cung cấp khác nhau. Những sản phẩm nào tốt nhất đều được khách hàng mang về, họ sẽ tìm cách tích hợp những giải pháp đó với nhau để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình mà không phụ thuộc vào thương hiệu nhất định nào.
Trong các doanh nghiệp, "quyền lực" về IT cũng dịch chuyển từ các bộ phận lớn sang từng người dùng một, lớn hơn thì có các nhóm (team).
Nadella hiểu rõ tất cả những điều này, và ông cũng hiểu rằng việc dịch chuyển Microsoft để phù hợp với xu hướng mới không phải là điều dễ dàng. Nhưng từng chút một, ông đã xoay chuyển con thuyền Microsoft, chuyển dịch trọng tâm phát triển liên tục để kịp thị trường. Tất nhiên điều đó cũng khiến nhiều người không hài lòng và một số đợt sa thải đã diễn ra, lớn nhất là đợt năm 2017 khi nhiều nghìn người đã bị cho nghỉ việc. Các lãnh đạo lâu đời như COO Kevin Turner hay trưởng nhóm Windows Terry Myerson cũng rời công ty. Mọi thay đổi và tái cấu trúc đều có giá của nó.
Cũng nhờ vậy mà Microsoft từ một công ty cái gì cũng muốn ép người dùng xài sản phẩm của mình đã chuyển thành một công ty nhắm đến việc có mặt ở khắp mọi nơi, chỗ nào có người dùng thì chỗ đó Microsoft. Không còn những dịch vụ độc quyền cho Windows, không còn những ứng dụng chỉ có cho Windows, Microsoft làm ra nhiều app khác và sẵn sàng phân phối nó trên nhiều nền tảng như iOS, Android thậm chí là Linux. Miễn nền tảng nào có khách hàng thì Microsoft sẽ làm sản phẩm cho nó.
Ngay cả SQL Server, hệ cơ sở dữ liệu nổi tiếng của Microsoft và luôn "đi kèm" với Windows Server, giờ cũng có bản cho Linux và nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng nó. Amazon Web Services thậm chí còn có sẵn cấu hình máy ảo chạy Linux + SQL Server cho tiện việc khởi chạy. Đây là điều mà trước đây không ai nghĩ Microsoft có ngày sẽ thực hiện.
Rồi Microsoft còn làm cả những ứng dụng đa nền tảng như Visual Studio Code, app viết phần mềm được rất nhiều lập trình viên ưa thích bất kể là Win, Mac hay Linux. Họ làm nhiều hơn về công cụ nguồn mở, về những dịch vụ hỗ trợ, thứ mà Microsoft dưới thời Steve Ballmer hay Bill Gates chưa từng thực hiện.
Nadella thậm chí còn giúp Microsoft trở nên vững mạnh hơn nhờ đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh. Không chỉ Windows, giờ đây Microsoft còn bán Office 365, bán hệ thống doanh nghiệp, bán giải pháp cloud (Azure) và tất cả đều có mức tăng trưởng vượt bật trong các bác cáo tài chính. Ngay cả khi số lượng bản quyền Windows bán ra bị giảm đi thì Microsoft cũng không (quá) lo lắng bởi họ có doanh thu từ rất nhiều nơi khác nữa.
Nadella cũng sẵn sàng gạt bỏ những khác biệt và đấu đá với đối thủ. Salesforce là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp quản lý về sales và khách hàng, họ trước giờ kiện tụng với Microsoft rất nhiều và hai bên gần như cạch mặt nhau. Nhưng khi Nadella lên nắm quyền, ông đã xuất hiện tại Dreamforce, hội nghị khách hàng lớn của Salesforce. Đây là hành động cực kì mang tính biểu tượng khi mà cả hai công ty chẳng ưa nhau giờ lại kiếm cách hợp tác với nhau trên nhiều phương diện. Nadella cũng chấm dứt chiến tranh về mặt pháp lý giữa Microsoft với Google, Box và cả Apple.
Nadella từng chia sẻ rằng ông sẽ cạnh tranh rất quyết liệt, nhưng chỗ nào hợp tác được thì sẽ hợp tác. Miễn là khách hàng cần thứ đó thì Microsoft sẽ làm. Microsoft nhắm đến việc giải quyết những nỗi khó khăn của khách hàng, làm cho khách hàng hài lòng chứ không mù quáng đi cạnh tranh và cạch mặt hết mọi đối thủ. Văn hóa công ty của Microsoft cũng thay đổi theo hướng tương tự, lấy khách hàng làm trọng tâm.
Với khách hàng doanh nghiệp, đây là thứ rất quan trọng. Ở thời đại ngày nay, người ta kỳ vọng các nền tảng sẽ làm việc và nói chuyện được với nhau, có những API mở để tích hợp hệ thống. Họ kỳ vọng các nền tảng phải thân thiện với lập trình viên của mình để có thể tùy biến khi cần. Khi Nadella lên lãnh đạo Microsoft, tất cả những thứ này đã diễn ra, và đang diễn ra rất tốt.
Tính đến thời điểm hiện tại, Nadella đang làm cực tốt công việc của mình, và điều đó không chỉ phản ánh qua giá cổ phiếu của Microsoft mà còn qua các sản phẩm công ty đang cung cấp và cách mà khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp hay giới developer đang nhìn nhận về công ty.